Cánh báo 19 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng phổ biến hiện nay:
1. Giả danh cơ quan pháp luật: Yêu cầu nạn nhân chuyển khoản vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để điều tra phục vụ.
2. Giả danh nhân viên ngân hàng: Hướng dẫn cung cấp phần mềm rồi lấy thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
3. Lừa nâng cấp sim 4G: Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất số điện thoại và tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó.
4. Lừa đảo trúng thưởng: Gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại…) yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.
5. Bẫy tình mạng xã hội: Giả là người nước ngoài gửi tiền về, sau đó là giả là nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới nhận quà.
6. Tuyển cộng tác viên bán hàng: Đặt mua đơn hàng trên mạng, nhận tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.
7. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội: Thông báo nạn nhân đang nợ tiền bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.
8. Chuyển tiền làm từ thiện: Lừa gửi tiền về làm từ thiện, bạn được hưởng 30% – 40% sau đó giả làm Hải quan yêu cầu đóng phí.
9. Cho số lô, số đề để đánh: Chiêu dụ nạn nhân chơi đề, nếu trúng phải chi hoa hồng cho đối phương.
10. Hack Facebook, Zalo… để mượn tiền: Chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản Facebook, Zalo… nhắn tin cho bạn bè, người thân hỏi mượn tiền.
11.Giả danh nhân viên y tế: Gọi điện thoại thông báo người thân đang cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.
12. Giả danh ngân hàng gửi tin nhắn kích hoạt dịch vụ: Gửi link trong tin nhắn điện thoại yêu cầu kích hoạt dịch vụ. Khi truy cập vào, nạn nhân sẽ mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng.
13. Lập sàn giao dịch ảo: Gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt.
14. Mua bán hàng trực tuyến: Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
15. Chuyển tiền nhầm để ép vay: Chuyển tiền vào tải khoản nạn nhân. Sau một thời gian thì yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.
16. Mạo danh công ty tài chính: Cung cấp khoản vai tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.
17. Giả danh cán bộ xử lý giao thông: Thông báo nạn nhân từng vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.
18. Gọi điện thoại khủng bố:Gọi điện thoại khủng bố đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của nạn nhân.
19. Giả danh lãnh đạo và giả danh cán bộ viễn thông: Lập Facebook, Zalo… rồi sử dụng uy tín của người lãnh đạo của nạn nhân, nhắn tin cho cấp dưới để vay tiền.
Nguồn tin: haugiangtivi.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn